Diễn Đàn Khối 3 Ngân Hàng
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Diễn Đàn Khối 3 Ngân Hàng


 
Trang ChínhGalleryLatest imagesTìm kiếmĐăng kýĐăng Nhập

 

 Chứng khoán năm 2011: Thách thức, đổi mới và cơ hội

Go down 
Tác giảThông điệp
Khách vi
Khách viếng thăm




Chứng khoán năm 2011: Thách thức, đổi mới và cơ hội Empty
Bài gửiTiêu đề: Chứng khoán năm 2011: Thách thức, đổi mới và cơ hội   Chứng khoán năm 2011: Thách thức, đổi mới và cơ hội I_icon_minitimeTue Jan 25, 2011 8:52 am

Những ngày cuối năm Âm lịch, thị trường chứng khoán vẫn đang đối mặt với nhiều rủi ro về kinh tế vĩ mô như lạm phát, lãi suất, tỷ giá… Vietstock đã có cuộc trao đổi với ông Trần Ngọc Vinh - Giám đốc Phát triển Dịch vụ Khách hàng - CTCK Ngân hàng Đông Á để làm rõ hơn những thách thức và cơ hội của thị trường khi năm mới sắp đến.

- Thưa ông, ông đánh giá thế nào về tình hình kinh tế vĩ mô giai đoạn hiện nay và tác động thế nào đến thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2011?

Theo tôi, chính sách tăng trưởng nhanh sẽ phải hy sinh một vài chỉ tiêu kinh tế khác. Trong năm nay, tôi đánh giá có hai điểm về chính sách vĩ mô mà chúng ta cần lưu ý đến, đó là việc tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và phá giá đồng nội tệ.

Cụ thể, tình hình lãi suất và tỷ giá đã có phần ổn định nhưng lãi suất vẫn chưa giảm được đến mức kỳ vọng. Trước tết Âm lịch, có thời điểm lãi suất huy động có dấu hiệu tăng lên lại và áp lực thanh khoản của các ngân hàng nhỏ vẫn còn, trong khi các ngân hàng lớn cũng phải cạnh tranh để giữ khách hàng và tránh mất thanh khoản cục bộ. Tình hình tỷ giá ổn định hơn nhưng vẫn còn chênh lệch, nên khả năng phá giá đồng nội tệ vẫn có thể xảy ra.

So với các nước trong khu vực và trên thế giới, thị trường chứng khoán Việt Nam đang là “chỗ trũng” để “nước lớn” chảy vào. Các quỹ đầu tư đã giảm bớt lỗ và các quỹ mới đang xúc tiến đầu tư vào Việt Nam. Nhưng họ chưa giải ngân mạnh vì vẫn đang chờ xem chính sách điều hành về tiền tệ, sự quản lý đồng bộ, nhất quán, và đặc biệt là vấn đề tỷ giá.

- Ông đề cập đến 2 vấn đề lớn là dự trữ bắt buộc và tỷ giá, ông có thể nói rõ hơn không?

Theo quan điểm của tôi, vấn đề tiền tệ từ khi áp dụng Thông tư 13 và Thông tư 19 thì theo quy định về định mức cho vay tối đa là 80%, 20% còn lại nằm trong dự trữ bắt buộc bắt đầu thể hiện tính khắc nghiệt của nó và các ngân hàng, đặc biệt các ngân hàng nhỏ “ngấm đòn”, không thuận lợi cho khối ngân hàng thương mại, làm méo mó lãi suất liên ngân hàng. Họ bắt buộc phải tăng lãi suất huy động để thu hút vốn. Nếu lại kiềm chế thêm về lãi suất huy động nữa thì ngân hàng sẽ hoạt động kinh doanh khó khăn hơn.

Về tín dụng ngoại tệ, năm nay NHNN có chỉ thị kìm chế nhưng không có con số cụ thể. Đây chính là nguyên nhân gây căng thẳng trong thanh toán, làm tỷ giá chênh lệch nhiều trong thời gian vừa qua.

Việc Mỹ áp dụng chương trình nới lỏng định lượng QE2 nhằm tạo công ăn việc làm để kích thích kinh tế của Mỹ. Nhưng điều này vô hình dung làm đồng USD mất giá đẩy giá vàng tăng, lạm phát cả thế giới tăng cao. Việt Nam không thể tránh khỏi ảnh hưởng vì chúng ta là nước nhập siêu, tâm lý nắm giữ vàng trong dân cao, giá lương thực cũng tăng vọt. Điển hình là 3 tháng cuối năm 2010 chỉ số CPI Việt Nam tăng mạnh. Do đó, chỉ khi nào Chính phủ kìm chế được lạm phát, thị trường mới ổn định trở lại và tỷ giá cũng như giá vàng sẽ không còn là ẩn số khó dự đoán như năm vừa qua. Một nền kinh tế chỉ phát triển bền vững khi chính sách kinh tế của nhà nước là đúng chuẩn mực nhưng cũng không can thiệp quá nhiều vào thị trường tự do.

Ngoài ra, kinh tế Việt Nam còn đối mặt với các rủi ro khác. Cụ thể như than, điện đang đề xuất tăng giá; giá dầu thế giới cũng đang ở mức cao dự báo có thể vượt ngưỡng 100USD/thùng. Do đó, nếu giá tiếp tục tăng nữa thì Chính phủ sẽ khó lòng mà kiềm chế giá cả hàng hóa. Nhưng dù sao đây cũng là chỉ là dự báo và là tác động chung. Chúng ta chỉ e ngại khi mà giá hàng hóa trong nước tăng, nhưng lại ngược dòng với xu hướng chung.

- Vậy theo ông, năm 2011 có phải là cơ hội đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam?

Tôi luôn lạc quan về thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo tôi, bất kỳ một thị trường nào cũng ẩn chứa rủi ro nhưng vấn đề là ở đâu rủi ro cao thì cơ hội lại càng lớn, đó là quy luật. Vấn đề là chúng ta phải tỉnh táo để nhìn nhận một cách khách quan. Điều tôi nói lúc nãy là những rủi ro dự báo được, nếu xảy ra thì xấu, nhưng ngoài những điều đó ra thì nói chung đa phần là tốt.

Nhìn chung, năm 2011 là năm có khá nhiều cơ hội, giá của hầu hết cổ phiếu sau một thời gian điều chỉnh đã về mức giá hợp lý. Đặc thù của nền kinh tế Việt Nam là nước nông nghiệp nên chúng ta có lợi thế rất lớn về nông sản, thủy hải sản, lâm sản, khoáng sản... Thế giới đang trong giai đoạn khủng hoảng lương thực, Việt Nam sẽ được hưởng lợi, nên các ngành đó ở Việt Nam sẽ đạt kết quả kinh doanh tốt. Ngoài ra, là một nước đang phát triển, các ngành về hạ tầng cơ sở như bất động sản cũng sẽ là một ngành đáng quan tâm.

- Nhu cầu về các sản phẩm mới cho thị trường chứng khoán ngày càng lớn. Có những sản phẩm mà Việt Nam đã lên kế hoạch từ lâu nhưng chưa triển khai. Trong khi nước láng giềng (Nước Lào) chỉ mới mở sàn giao dịch chứng khoán đầu tiên thì đã có những sản phẩm này. Quan điểm của ông về việc này thế nào?

Đó là lợi thế của người đi sau. Họ kế thừa những kinh nghiệm và công nghệ từ những nước đi trước. Nếu nhìn rộng hơn, mặc dù nước bạn triển khai dịch vụ thoáng hơn, nhưng bộ máy quản lý, nhân sự chưa có nhiều kinh nghiệm như chúng ta, và số lượng doanh nghiệp niêm yết còn rất ít.

Theo tôi, thị trường chứng khoán Lào cũng là một thị trường tiềm năng nhưng chắc chắn thời gian đầu sẽ là giai đoạn dành cho dòng tiền đầu cơ và sẽ không tránh khỏi rủi ro nếu không nghiêm túc nhìn nhận giá cổ phiếu.

Ngoài ra, tôi cũng được biết UBCKNN đang khẩn trương chuẩn bị các thủ tục cần thiết, bổ sung các văn bản cho phép triển khai các dịch vụ chứng khoán mới. Trong đó, đáng chú ý là các nhà đầu tư được phép mở nhiều tài khoản giao dịch, được mua bán cùng một lọai cổ phiếu trong một phiên giao dịch, rút ngắn giao dịch ngày T. Các dịch vụ đi kèm song song đó là chứng khoán phái sinh cũng đang được các cơ quan chức năng xem xét. Các sản phẩm mới này hứa hẹn sẽ đem đến một diện mạo mới cho thị trường chứng khoán nước ta, thu hút được thêm nhiều dòng vốn tham gia vào thị trường, yếu tố thanh khoản sẽ tăng rõ rệt.

Vietstock
Share [Comment]

Chứng khoán năm 2011: Thách thức, đổi mới và cơ hội
Viết Nhận Xét


Các tin tức khác

Vàng nhích nhẹ, dầu xuống mức thấp gần 6 tuần

Giá tăng: Đừng hốt hoảng hô "Lạm phát! Lạm phát!"

Siêu thị quá tải: Khách “bỏ của chạy lấy người”

Văn phòng cho thuê chật vật, khách sạn được mùa

Nhật, Trung giành giật ngôi vị lãnh đạo AMRO

Kinh tế Trung Quốc được dự báo giảm tốc trong năm nay

Aquapesca muốn đầu tư vào quy trình nuôi tôm mới

Quỹ đầu tư tín thác vàng lớn nhất thế giới mua mạnh vàng

Bưởi Biên Hòa trúng mùa lớn và được giá dịp Tết

Túi ni lông có thể chịu thuế bảo vệ môi trường 45.000 đồng/kg



Tin Ngân Hàng

Năm 2010, VCB đạt gần 5.400 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế

Nhiều ngân hàng tính chuyện lên sàn

Maritime Bank tung ra Chương trình khuyến mại kéo dài 3 tháng

CTG: Bán 10% vốn cho IFC với giá 22.000 đồng/cp

___________________________
Ngan hang
Vay mua xe
Về Đầu Trang Go down
 
Chứng khoán năm 2011: Thách thức, đổi mới và cơ hội
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chứng khoán đang... ế thảm
» Uẩn khúc sau sự thoái lui của Chứng khoán Kim Long
» Chứng khoán quay về xu thế giảm - Thứ tư, 20/1/2010, 11:32 GMT+7
» Chứng khoán quay về xu thế giảm - Thứ tư, 20/1/2010, 11:32 GMT+7
» Dòng tiền đang hướng về chứng khoán

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Diễn Đàn Khối 3 Ngân Hàng :: Chứng Khoán-
Chuyển đến